Nối Tóc Bị Gàu Phải Làm Sao

Nối tóc có thể giúp bạn hiện thực hóa ước mơ có mái tóc dài một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nối tóc cũng khiến tóc bị xơ, gãy rụng và gây ra phiền phức trong sinh hoạt. Tuy nhiên, không ít trường hợp khi nối tóc bị gàu gây ra cho chị em những phiền não không nhỏ. Không như ngày xưa, bạn phải mất khá nhiều thời gian có một mái tóc dài tự nhiên. Để nuôi một mái tóc ngắn ngang vai thành tóc hiện nay rất dễ dàng bằng phương pháp nối tóc. Tuy nhiên, lúc này gàu lại xuất hiện, vậy làm sao khắc phục được hiệu quả tình trạng này? Cùng Mẹ Ớt giải đáp những thắc mắc này nhé!

1. Tại sao tóc nối dễ bị gàu

– Tóc nối khó chăm sóc và vệ sinh
Bạn có thể dễ dàng gội, sấy hoặc tạo kiểu với một mái tóc bình thường. Thế nhưng, chăm sóc tóc nối đòi hỏi bạn phải tỉ mỉ, cẩn thận và khó khăn hơn nhiều.

– Gội đầu cho mái tóc vừa nối khá mất thời gian và cầu kỳ, thậm chí gây đau nếu tóc của bạn yếu và nhạy cảm. Vì sợ hỏng mối nối nên rất nhiều chị em hạn chế gội đầu. Chính việc lười gội đầu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng gàu, ngứa ngáy da đầu và rụng tóc.

– Tóc nối sau khi gội sẽ mất nhiều thời gian hơn để khô so với tóc tự nhiên. Điều này khiến bạn phải sấy tóc lâu hơn. Sấy tóc ở nhiệt độ cao và lâu hơn bình thường cũng khiến gàu dễ phát triển.

2. Da đầu bị ảnh hưởng
– Có thể bạn không biết nhưng nối tóc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới da dầu. Phần keo hoặc kẹp chì nối tóc thường nằm sát chân tóc. Phần keo này chứa một lượng hóa chất lớn, vậy nên khi tiếp xúc với da đầu có thể gây kích ứng, mẩn ngứa, viêm chân tóc, khiến tóc yếu. Nặng hơn có nhiều trường hợp sau khi nối tóc còn bị nhiễm trùng, có dịch mủ, có nguy cơ bị sẹo da đầu gây hói.

– Ngoài ra, sự can thiệp của nhiệt độ cao khi bạn thực hiện nối tóc cũng có thể khiến da đầu khô, dễ bong tróc và làm tóc hư tổn.

– Tóc nối – nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn, nấm
Việc khó vệ sinh tóc nối khiến một số người ngại gội đầu. Điều này làm cho lượng bụi thường trú trên đầu (nhất là tại các mối nối) nhiều hơn, da đầu và tóc trở thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn và sinh vật ẩn nấp. Để hiện tượng này kéo dài, bạn có thể gặp tình trạng gàu, nấm da đầu, vảy nến, viêm chân tóc.

– Bên cạnh đó, các mối nối tóc cũng là vị trí vi khuẩn cũng có thể dễ dàng xâm nhập. Nguyên nhân chính là do những chỗ này tóc thường khó khô hoàn toàn. Từ mối nối, các vi khuẩn có thể dễ dàng đi sâu vào chân tóc thật và gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không giữ vệ sinh, mái tóc nối rất dễ bị chấy và nấm da đầu.

3. Cách chăm sóc tóc nối hạn chế gàu
– Chải tóc nhẹ nhàng
– Vì những mối tóc nối có dính keo khiến không ít chị em gặp phải khó khăn trong vấn đề chải tóc. Bạn nên dùng lược răng thưa để chải tóc một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương và bong tróc da đầu. Chải tóc quá mạnh tay sẽ rất dễ khiến tóc bị tuột mối nối, rụng tóc nhiều hơn. Đặc biệt lưu ý không bao giờ chải tóc nối khi chúng còn ướt.

4. Hạn chế dùng máy sấy với tóc nối

– Tóc nối là tóc chết nên rất khó hấp thu dưỡng chất, rất dễ bị xơ và chẻ ngọn nên bạn hạn chế tác động nhiệt lên mái tóc. Trong trường hợp nhất thiết phải sấy thì bạn nên để máy sấy ở chế độ gió và sấy dọc từ đỉnh đầu xuống chân tóc để tránh bị rối. Đồng thời, bạn không nên sấy tóc quá khô vì dễ khiến da đầu bong tróc và hình thành vảy gàu nhiều hơn.

5. Vệ sinh lược chải tóc định kỳ thường xuyên
– Để đảm bảo mái tóc nối được lâu bền, bạn cần vệ sinh lược thường xuyên với xà phòng, dầu gội hoặc baking soda nhằm loại bỏ hết những vi khuẩn cũng như chất bẩn bám trên dụng cụ này.

– Lược là một dụng cụ được sử dụng hàng ngày, điều này khiến cho lược rất dễ tích tụ lượng lớn các chất bẩn như mồ hôi, bụi hoặc keo dính ở phần tóc nối. Lâu ngày sẽ tạo ra một lớp bẩn trên dụng cụ này dẫn đến tóc dễ bị ngứa, gàu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn phải gội đầu nhiều lần và gây ra hậu quả cuối cùng là nhanh hỏng tóc.

6. Hạn chế nhuộm tóc
– Tóc nối là tóc giả không được hấp thụ các dưỡng chất từ da đầu nên rất dễ bị khô xơ và hư tổn. Vì vậy, bạn nên tránh xa các quy trình xử lý tóc như nhuộm hoặc uốn tóc nhé. Nguyên nhân chính là do các hóa chất có trong thuốc uốn nhuộm có thể gây kích ứng khiến da khô, dễ bong tróc gây ra gàu.

7. Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc hợp lý

– Tóc nối không dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ dầu hấp. Bạn nên sử dụng những sản phẩm ở dạng xịt để dưỡng chăm sóc tóc, nhưng tránh gây ẩm cho vùng da này vì dễ gây nấm.

– Ít nhất phải mất 1-2 tháng sau khi nối tóc thì chất keo mới có thể gắn kết phần tóc nối và tóc thật với nhau. Vì vậy trong thời gian này, bạn nên tránh sử dụng các loại dầu gội, dầu xả có nhiều mùi hương hoặc chất tẩy rửa quá mạnh. Không chỉ chú ý phần tóc nối mà cần phải dưỡng luôn cả da đầu, nên sử dụng kem dưỡng tóc có chiết xuất thiên nhiên, vitamin E nhằm phục hồi độ ẩm trên da đầu.
Tóc là một bộ phận nhạy cảm, rất dễ bị gàu, nấm khi dùng dầu gội hoặc các hóa chất không hợp hay giữ vệ sinh da đầu không tốt. Thực tế, nối tóc không gây nguy hại nếu chị em tìm đến salon Mẹ Ớt nhé.