Cách chăm sóc da đầu yếu với những cách đơn giản
Ngày càng nhiều người tìm kiếm cách chăm sóc da đầu yếu để giúp da đầu trở nên khỏe mạnh hơn. Để chăm sóc da đầu hiệu quả, bạn cần phải biết phân biệt da đầu cũng như gội đầu sao cho đúng cách. Bên cạnh đó, bạn nên chăm sóc cơ thể từ bên trong để tóc và da đầu được nuôi dưỡng tốt và khỏe mạnh hơn.
Cách chăm sóc da đầu yếu với những thói quen tốt hàng ngày
Trong cách chăm sóc da đầu yếu, điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó là liệu mình đã có những cách chăm sóc tóc đúng cách hay chưa. Nếu như vẫn sai lầm thì sức khỏe của da đầu bạn sẽ không tốt lên được.
Biết cách phân biệt loại da đầu
Việc đầu tiên lưu ý trong cách chăm sóc da đầu là bạn nên biết mình thuộc loại da nào. Cũng giống với da mặt, da đầu được chia làm nhiều loại, trong đó có hai loại da đầu thường gặp nhất là da đầu khô và da đầu dầu. Mỗi loại da đầu khác nhau sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Do đó bạn nên biết mình thuộc loại nào để có cách chăm sóc phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Tẩy da chết định kỳ cho da đầu
Giống như hầu hết da trên cơ thể, da đầu cũng sản sinh da chết. Những tế bào chết này, sẽ tự rớt xuống hoặc chúng ta thường giải quyết bằng cách dùng tay gãi khi gội đầu. Tuy rằng da đầu sẽ có cảm giác sạch thật nhưng lâu dài có thể làm da khô hơn và đóng vảy cứng.
Các chuyên gia khuyên rằng bạn có thể thêm một vài thìa đường vào dầu gội hoặc dầu dưỡng từ thiên nhiên. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để tẩy da chết trên da đầu, tương tự với cách bạn tẩy da chết cho cơ thể.
Dưỡng ẩm cho da đầu
Theo các chuyên gia, da đầu cũng cần được dưỡng ẩm như da mặt. Việc gội đầu thường xuyên không phải là cách chăm sóc da đầu yếu hiệu quả. Vì điều này cô tình làm mất dần độ ẩm. Mặc dù hiện nay, hiếm có thể tìm được loại dầu xả không làm bít tắc lỗ chân lông. Do vậy, bạn nên tìm những loại dầu từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu oliu… để dưỡng ẩm cho da đầu.
Bạn nên sử dụng dầu dưỡng để ủ tóc từ gốc đến ngọn và thoa lên da, lặp lại khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ủ trong 30 phút. Phương pháp này giúp da đầu bạn được dưỡng ẩm.
Cảm giác châm chích ở da đầu khi nhuộm tóc thường là báo hiệu cho thấy da bị khô, bạn nên chú ý thêm các dấu hiệu da đầu thiếu ẩm. Nếu bạn không sớm khắc phục, thì có thể xuất hiện tình trạng gàu, khô xơ, rụng và viêm ngứa.
Gội đầu đúng cách
Bạn nên kết hợp với thao tác massage khi gội đầu để làm sạch nhẹ nhàng, quá trình đó giúp thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da giúp các tế bào nhanh sản sinh, dưỡng tóc khỏe mạnh. Bạn nên lựa chọn các loại dầu gội có chứa Zinc Pyrithione, hoạt chất đẩy lùi nấm phát triển trên da đầu.
Bạn nên chải tóc trước khi gội để tránh các mối tóc bị rối, sau đó tạo bọt dầu gội bằng tay. Sử dụng nước mát hoặc ấm để gội đầu, đừng để nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp. Nước ấm sẽ kích thích lưu thông tuần hoàn máu mang lại cảm giác thư giãn. Nước mát sẽ giúp bớt gây kích ứng da đầu hơn, thích hợp với các cô nàng đang bị gàu hoặc tóc dễ gãy rụng.
Bạn nên tập trung gội phần da đầu trước khi gội phần ngọn tóc, vì phần chân tóc là nơi tích tụ dầu thừa và bụi bẩn, nếu chân tóc được làm sạch, bạn sẽ có mái tóc khỏe hơn và giảm được tình trạng tóc yếu dẫn đến rụng tóc.
Bạn đừng nên dùng dầu xả ngay sau khi gội đầu, điều này sẽ làm trôi dầu xả khi bạn sử dụng liền. Bạn nên thấm khô lượng nước còn đọng lại trên tóc, sau đó mới sử dụng dầu xả để đạt hiệu quả tốt nhất nhé. Cuối cùng thì khi tóc khô tự nhiên quá phân nửa thì mới nên sử dụng máy sấy để chăm sóc da đầu và có mái tóc bồng bềnh.
Cân bằng độ ẩm, dầu và độ PH
Da đầu của bạn sản xuất dầu tự nhiên để giữ cho da đầu của bạn khỏe mạnh. Nếu như lớp dầu này bị mất đi thì da đầu sẽ bị khô và trở nên hư tổn. Việc gội đầu sai cách hay ăn uống không đủ chất là một trong những nguyên nhân khiến da đầu khô hơn. Chính vì thế, điều cần phải chú ý trong cách chăm sóc da đầu yếu là cố gắng cân bằng được độ ẩm và dầu cho da đầu.
Bên cạnh đó, dù là da mặt hay da đầu thì đều có độ PH tự nhiên. Một da đầu khỏe mạnh sẽ có độ PH cân bằng, không quá cao hay quá thấp. Việc độ PH cân bằng sẽ giúp da đầu của bạn tránh xa được vi khuẩn, các loại nấm tóc. Từ đó, lỗ chân lông da đầu được se khít và hạn chế tình trạng rụng tóc.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc lành tính, dịu nhẹ
Một điều cần phải chú ý khi chăm sóc da đầu yếu đó chính là sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc đúng cách. Như đã nói ở trên, da đầu cũng có một lớp dầu để bảo vệ da khỏi những nhân tố từ bên ngoài. Nếu như sử dụng các loại dầu gội có tính tẩy rửa cao thì sẽ làm lớp dầu tự nhiên ở da biến mất.
Khi tình trạng này kéo dài, da đầu của bạn trở nên thô ráp và có thể bị tổn thương. Chính vì thế, để chăm sóc da đầu hiệu quả, bạn nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc lành tính và dịu nhẹ. Khi đó, lớp dầu trên da không bị mất đi và da đầu của bạn sẽ khỏe mạnh theo thời gian.
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể
Có một điều mà nhiều người không quan trọng khi chăm sóc da đầu đó là chế độ ăn uống. Tuy nhiên, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc da đầu cũng như giữ cho da đầu khỏe mạnh.
Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa omega 3, các chất chống oxy hóa. Đồng thời, các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cũng là các thành phần bạn nên bổ sung khi chăm sóc da đầu. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất thì da đầu sẽ được nuôi dưỡng tốt và trở nên khỏe mạnh.
Bảo vệ tóc khỏi những tác nhân gây hại
Da đầu và tóc cũng như cơ thể của chúng ta, cần phải bảo vệ thì mới khỏe mạnh. Chính vì thế, một cách chăm sóc da đầu yếu đó chính là bạn cần bảo vệ da đầu và tóc khỏi những tác nhân gây hại. Khi đó, da đầu mới có thể khỏe mạnh và không bị tổn thương.
Những yếu tố gây hại đến cho da đầu khá đa dạng như các chất tẩy nhuộm, ánh nắng mặt trời hay bụi bẩn. Để tránh khỏi những yếu tố này, bạn nên hạn chế tẩy nhuộm tóc và cân nhắc cẩn thận trong việc lựa chọn sản phẩm dưỡng tóc. Những sản phẩm dưỡng tóc cần phải có thành phần từ thiên nhiên và lành tính cho da đầu.
Da đầu khi tiếp xúc với ánh nắng thường sẽ bị khô, cháy nắng và mỏng dần theo thời gian. Để bảo vệ cho da đầu, bạn nên đội nón khi ra đường để tránh bị tổn thương do tia UV hay bụi bẩn.
Cách chăm sóc da đầu yếu bằng mặt nạ ủ tóc từ thiên nhiên
Trong cách chăm sóc da đầu yếu, bạn nên bổ sung thêm các dưỡng chất cho da đầu và tóc thông qua mặt nạ từ thiên nhiên. Những nguyên liệu này khá dễ kiếm và bất kỳ ai cũng có thể tìm được trong cuộc sống hằng ngày.
Cách chăm sóc da đầu yếu bằng trái bơ
Bơ vốn là thực phẩm được nhiều chị em biết đến trong việc dưỡng da, nên đối với dưỡng da đầu cũng có tác dụng. Bơ là một loại thực vật giàu hàm lượng các loại vitamin, dưỡng chất có lợi rất tốt cho sức khỏe con người.
Việc chăm sóc da đầu bằng trái bơ giúp cho mái tóc bồng bềnh, óng ả, đặc biệt là phục hồi cho những mái tóc hư tổn. Hàm lượng chất béo có lợi cũng như các vitamin và dưỡng chất trong quá trình ủ đã thẩm thấu vào da đầu, chăm sóc và bảo vệ da đầu khỏi các tác nhân gây hại.
Cách chăm sóc da đầu yếu bằng dầu dừa
Dầu dừa là một loại nguyên liệu thiên nhiên chăm sóc da đầu được nhiều chị em tin dùng. Dầu dừa có tác dụng làm tóc chắc khỏe, mềm mượt, nuôi dưỡng và bảo vệ da đầu. Do dầu dừa là một loại tinh dầu dưỡng tóc, chứa nhiều các dưỡng chất như acid lauric, thành phần kháng sinh tự nhiên và caprylic.
Cách sử dụng dầu dừa cũng rất đơn giản chỉ cần chấm và thoa lên phần da đầu cần chăm sóc, sau đó ủ trong 20 phút để các dưỡng chất tác động vào da đầu. Cuối cùng là làm sạch da đầu lại bằng nước ấm.
Ngoài ra, dầu dừa còn có thể sử dụng phối vô cùng tốt với mật ong hoặc chanh để sử dụng cho những mục đích khác nhau.
Để biết cách chăm sóc da đầu yếu hiệu quả, trước hết bạn cần phải xem xét da đầu của mình thuộc dạng nào. Sau đó, bạn mới có thể tìm những cách phù hợp với tình trạng da đầu của chính mình. Bên cạnh đó, để chăm sóc da đầu hiệu quả, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Trên đây là bài viết được chia sẻ từ MẸ ỚT HAIR SALON